Hiện nay, có không ít trường hợp mắc nợ xấu dù không hề vay vốn tại bất cứ tổ chức tài chính hay ngân hàng nào. Việc giải quyết vấn đề này cũng tốn không ít thời gian và công sức.
Vậy làm sao để biết tình trạng điểm tín dụng hay lịch sử vay vốn của bản thân? Kiểm tra CIC cá nhân là cách tối ưu nhất.
Bài viết này giúp bạn tìm hiểu các vấn đề xoay quanh CIC và các kiểm tra CIC cá nhân đơn giản, miễn phí ngay tại nhà. Bắt đầu thôi!
Tìm hiểu CIC là gì?
Credit Information Center (viết tắt là CIC) được biết đến là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam được phát triển và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Kho dữ liệu của tổ chức này đang quản lý và lưu giữ thông tin lịch sử tín dụng của gần 47 triệu khách hàng, với sự tham gia báo cáo của 100% các ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Việt Nam và hơn 1200 tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân cũng như các tổ chức tài chính khác hoạt động trong và ngoài hệ thống ngân hàng.
Chức năng của CIC bạn nên biết
Chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp các cụm từ như: kiểm tra nợ xấu cá nhân, check CIC online, kiểm tra CIC cá nhân hay kiểm tra lịch sử tín dụng,… khi đăng ký vay tiền trả góp, mở thẻ tín dụng,… tại các công ty tài chính hay ngân hàng.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định có nên cho bạn vay tiền hay không.
CIC có chức năng gì mà quan trọng đến vậy? Mời bạn tìm hiểu qua các thông tin sau đây:
- Chức năng chính của CIC đăng ký tín dụng quốc gia, tiến hành thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ thông tin tín dụng của các cá nhân và tổ chức.
- Tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng để giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính phòng ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro khi cho vay.
- Xác thực thông tin tín dụng của người dùng giúp tổ chức tín dụng, ngân hàng kiểm tra CIC một cách thuận tiện và nhanh chóng.
- Cung cấp một số sản phẩm dịch vụ để kiểm tra CIC cá nhân dành cho công ty tài chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước và pháp luật.
Nguyên tắc hoạt động của CIC
Một khi khách hàng vay vốn thành công tại bất cứ tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào thì các thông tin về khoản vay như: hạn mức cho vay, lịch sử thanh toán, thời hạn vay, dư nợ đều được cung cấp cho CIC.
Các thông tin sẽ được cập nhật mới liên tục để khi tra cứu CIC cá nhân sẽ giúp nắm bắt được rõ ràng, cụ thể, chi tiết lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn.
Nhờ vào kết quả này mà các tổ chức tín dụng hay các ngân hàng có thể biết khách hàng đăng ký vay vốn có nợ xấu hay không, từ đó dễ dàng ra quyết định có chấp nhận cho vay hay không.
Vì sao cần kiểm tra CIC cá nhân?
Đối với khách hàng
Chắc hẳn có nhiều người suy nghĩ rằng, mình không vay tiền ở đâu thì chắc không cần phải quan tâm đến việc kiểm tra CIC cá nhân.
Tuy nhiên, vấn nạn đánh cắp thông tin cá nhân hiện nay đang trở nên khó kiểm soát, một số app cho vay tiền online cấp tốc chỉ cần CMND là đã có thể cho bạn vay tiền.
Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là bạn bị đánh cắp thông tin cá nhân và tiến hành giao dịch vay vốn tại một đơn vị cho vay nào đó mà bản thân không hề hay biết. Điều này dẫn đến việc bạn bị mắc nợ xấu.
Bên cạnh đó, một số lý do dưới đây cũng khiến bạn phải kiểm tra CIC thường xuyên:
- Bạn cho rằng đã thanh toán đầy đủ nợ, nhưng thực tế là chưa hết, dù số tiền còn thiếu chỉ là 1.000 VNĐ cũng sẽ khiến bạn bị dính nợ xấu.
- Đơn vị cho vay cung cấp thông tin nhưng CIC ghi nhận sai thông tin gây ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.
- Bạn đã thanh toán nợ nhưng đơn vị cho vay không cập nhật thống dẫn đến tình trạng quá hạn thanh toán nợ.
Vì vậy CIC sẽ giúp bạn:
- Kiểm tra chi tiết khoản vay cũng như các mối quan hệ tín dụng của bản thân.
- Kiểm tra xem mình có đủ điều kiện vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng hay không.
Đối với Tổ chức tín dụng – Ngân hàng
- Căn cứ vào thông tin trên CIC để quyết định xét duyệt hồ sơ đăng ký và hoặc các yêu cầu mở thẻ tín dụng của khách hàng.
- Giúp quản lý thông tin của người đi vay một cách nhanh chóng và thống nhất giữa các ngân hàng thông qua hệ thống của CIC.
Hướng dẫn chi tiết các kiểm tra CIC cá nhân đơn giản tại nhà
Bạn có thể dễ dàng tra cứu CIC cá nhân ngay tại nhà thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc website.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết, bạn tham khảo nhé:
Kiểm tra CIC cá nhân qua app CIC Credit Connect
Thông tin về ứng dụng
- Hệ điều hành: iOs 12,4 trở lên, Android 5.0 trở lên.
- Dung lượng: iOS khoảng 32,2MB, Android khoảng 46mB.
- Loại app: Tài chính
- Nhà phát hành app: CIC IT.
BƯỚC 1: TẢI APP CIC CREDIT CONNECT VỀ ĐIỆN THOẠI
Thông qua Google Play hoặc App Store, bạn hãy tải và cài đặt ứng dụng, sau đó đăng ký tài khoản miễn phí.
BƯỚC 2: CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN THEO YÊU CẦU
Bạn hãy cung cấp chính xác và đầy đủ theo yêu cầu của hệ thống để xác thực tài khoản, các thông tin bao gồm họ và tên, ảnh chụp CMND hoặc thẻ CCCD,…
BƯỚC 3: CHỜ CIC KIỂM TRA VÀ PHÊ DUYỆT
Khi đã hoàn thành các bước đăng ký ở trên, bạn hãy chờ đợi vài ngày để hệ thống kiểm tra và phê duyệt, thời gian chờ đợi khoảng 1 – 3 ngày, sẽ không tính cuối tuần và ngày lễ.
BƯỚC 4: XEM KẾT QUẢ BÁO CÁO
Khi đã được hệ thống phê duyệt, bạn hãy truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập mã xác thực OTP được gửi về SMS trên điện thoại để xác nhận lại.
Cuối cùng, bạn bấm vào xem báo cáo để có thể biết các thông tin liên quan đến điểm tín dụng, số tiền còn đang nợ (nếu có), danh sách các đơn vị tín dụng mà bạn đang nợ (nếu có), mức độ rủi ro,…
Kiểm tra CIC cá nhân thông qua website của CIC
BƯỚC 1: TRUY CẬP VÀO WEBSITE CHÍNH THỨC CỦA CIC
Bạn hãy truy cập vào website của CIC tại https://cic.gov.vn/, sau đó nhấn chọn ô “Đăng ký” ở góc trên bên phải màn hình (nếu chưa có tài khoản).
BƯỚC 2: CUNG CẤP THÔNG TIN CÁ NHÂN
Bạn cần cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin cá nhân quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, số CMND hoặc CCCD, số điện thoại chính chủ,…
Sau đó, bạn tải ảnh chụp mặt trước và mặt sau của CMND hoặc CCCD và một ảnh chân dung có kèm CMND/ CCCD. Lưu ý có những mục đánh dấu sao (*) bạn tuyệt đối không được bỏ trống.
BƯỚC 3: CHỜ CIC KIỂM TRA THÔNG TIN
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên, bạn phải chờ khoảng 1 – 3 ngày để hệ thống kiểm tra các thông tin và xác thực tài khoản.
Trường hợp được phê duyệt thành công, bạn hãy truy cập vào CIC, tại trang chủ hãy nhấn chọn mục “Khai thác báo cáo” trên thanh menu.
Tiếp đó dùng tài khoản tương ứng của bạn để đăng nhập, làm theo các hướng dẫn của hệ thống để tra cứu thông tin và nợ xấu.
Nên làm gì khi bị giả thông tin để vay tiền
Dựa trên Điều 463 Bộ luật Dân sự vào năm 2015, hợp đồng vay là sự thỏa thuận và nhất trí giữa các bên, theo đó người cho vay sẽ tiến hành giao tài sản cho người đi vay. Khi đến thời hạn trả theo quy định trên hợp đồng, người đi vay bắt buộc phải hoàn trả cho bên cho vay.
Việc trả nợ chỉ xảy ra khi các bên đã có thỏa thuận về vấn đề vay nợ. Trường hợp một người bị làm giả thông tin hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân như số điện thoại, Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân,… để vay tiền sẽ không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Tuy nhiên, để không phải trả khoản nợ do mình bị lấy cắp thông tin, họ phải tiến hành chứng minh được bản thân mình không phải là người vay tiền.
Các giải quyết khi biết mình “dính nợ” do bị lấy cắp thông tin
Người bị hại cần bình tĩnh, yêu cầu đơn vị cho vay xuất trình đầy đủ chứng cứ liên quan đến việc vay nợ như số tiền vay, thời gian vay, lãi suất,… Sau đó, hãy trình báo đầy đủ sự việc lên cơ quan công an có thẩm quyền để tiến hành xác minh, điều tra và có biện pháp xử lý phù hợp.
CIC cảnh báo lừa đảo từ các đối tượng xấu
Với sự biến tướng và ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo, CIC đưa ra lời các báo với khách hàng như sau:
- Khuyến nghị các khách hàng cần tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân. Phải thật cẩn trọng khi chia sẻ thông tin định danh cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân cho những bên cung cấp dịch vụ, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ chia sẻ thông tin cho những nhà cung cấp dịch vụ uy tín,
- Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp mã OTP, thông tin cá nhân, mật khẩu, tài khoản,… hay những yêu cầu truy cập liên kết, đường link trong email/ tin nhắn lạ.
- Tuyệt đối không truy cập vào các đường link giả danh CIC.
- Không đóng tiền cho bất cứ đơn vị nào giả mạo CIC để đề nghị khoản vay và cung cấp báo cáo tín dụng.
Một số lưu ý để tránh bị xếp hạng tín dụng xấu trên CIC
Để tránh dính vào tình trạng nợ xấu, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Đảm bảo thanh toán khoản vay theo đúng thời gian quy định.
- Chi phí mà bạn trả nợ không vượt quá 50% thu nhập mỗi tháng.
- Nếu lịch sử tín dụng của bạn trong 2 năm gần nhất không đường tốt thì cố gắng đừng vay thêm khoản tiền nào.
- Sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, không tiêu xài quá đà dẫn đến các khoản nợ không mong muốn.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về CIC cũng như cách kiểm tra CIC cá nhân đơn giản ngay tại nhà mà Cash24 muốn chia sẻ đến bạn.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được các thắc mắc của bản thân liên quan đến việc tra cứu CIC.