DTI là gì? Công thức tính, kinh nghiệm giảm DTI để vay tiền

Trước khi xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, hầu hết ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng đều xem xét thu nhập của khách hàng có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay không, đó chính là DTI.

Cùng Cash24 tìm hiểu thêm chi tiết về thuật ngữ DTI, công thức tính DTI là gì, danh sách những ngân hàng áp dụng cách tính DTI khi vay

DTI trong ngân hàng là gì?

dti

DTI là thuật ngữ, viết tắt của cụm từ Debt – To – Income, chỉ số đo lường khả năng tất toán khoản nợ của khách hàng.

Cụ thể, DTI thể hiện mối liên hệ giữa tổng số tiền nợ mà người vay tiền phải trả với tổng thu nhập thực tế mà khách hàng nhận được hàng tháng.

Nói một cách dễ hiểu, ngân hàng sẽ xem xét thu nhập của bạn là bao nhiêu, số tiền bạn cần vay là bao nhiêu, sau đó đánh giá và đưa ra quyết định về hạn mức khoản vay đối với khách hàng.

Tại các ngân hàng, công thức DTI được áp dụng ở nhiều dịch vụ vay vốn như: vay vốn tín chấp, vay thế chấp bằng tài sản đảm bảo, thẻ tín dụng cho các mục đích chi tiêu, mua sắm,…

Nếu ít tiếp xúc với các hoạt động tài chính thì có thể bạn chưa từng nghe qua thuật DTI. Tuy nhiên, nếu là dân ngân hàng thì chắc chắn rằng đã ít nhất 1 lần hoặc rất nhiều lần nghe nói về Debt – To – Income (DTI).

DTI được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong quy trình xem xét và phê duyệt khoản vay của ngân hàng.

Kết quả DTI nằm trong giới hạn cho phép thì khoản vay của khách hàng sẽ được xét duyệt và giải ngân nhanh chóng. Ngược lại, con số tính toán được quá cao thì tất nhiên hồ sơ vay vốn của bạn sẽ bị từ chối.

Ý nghĩa DTI trong tài chính

ty le dti

Dựa vào khái niệm của thuật ngữ DTI chúng ta có thể phần nào thấy được ý nghĩa của chỉ số này. Đối với đơn vị cho vay và người vay tiền, DTI sẽ có những ý nghĩa cụ thể khác nhau.

1/ Đối với ngân hàng, công ty tài chính

Từ việc tính toán giá trị DTI ngân hàng sẽ đưa ra được đánh giá sơ bộ về năng lực tài chính của khách hàng, thu nhập mà khách hàng đang nhận có đủ khả năng để hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ hay không.

Nếu chỉ số DTI ở mức càng thấp đồng nghĩa rằng năng lực tài chính của khách hàng càng cao. Ngược lại, kết quả tính toán DTI ở mức cao đến rất cao thì có thể thấy được, năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng khá thấp, do đó ngân hàng có thể xem xét từ chối cấp hạn mức tín dụng.

2/ Đối với khách hàng vay tín chấp

Bên cạnh ý nghĩa đối với ngân hàng, công ty tài chính thì chỉ số DTI cũng mang ý nghĩa quan trọng đối với khách vay tín chấp.

Trước khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, nhân viên ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng sẽ tính toán chỉ số DTI để đưa ra kết quả sơ bộ về năng lực tài chính của khách hàng, giúp cho việc xem xét diễn ra nhanh chóng.

Thao tác tính toán DTI sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian nếu chỉ số DTI quá cao, tránh trường hợp người vay tiền đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhưng không được cấp mức tín dụng.

Công thức tính DTI là gì?

cong thuc tinh dti

1/ Áp dụng vay tiền

Công thức tính DTI là tỷ lệ khoản nợ cần thanh toán trên thu nhập của người vay tiền, cụ thể là:

DTI = Tổng số tiền nợ hàng tháng / Tổng thu nhập hàng tháng trước thuế

Trong đó:

  • Tổng số tiền phải trả nợ hàng tháng là các khoản nợ mà khách hàng đã vay tại bất kỳ công ty tài chính, ngân hàng nào trước đó bao gồm vay mua nhà, mua xe hoặc vay vốn tín chấp. Bên cạnh đó, ở yếu tố tổng số tiền nợ hàng tháng cũng tính luôn cả khoản nợ phải trả hàng tháng ở lần vay này.
  • Tổng thu nhập hàng tháng trước thuế là tổng số tiền mà khách hàng nhận được vào mỗi tháng từ tiền lương hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Nếu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tổng kết theo đơn vị năm thì khách hàng có thể lấy tổng lợi nhuận thu được chia trung bình cho 12 tháng để tính được thu nhập hàng tháng.

2/ Áp dụng thẻ tín dụng

Đối với việc dùng thẻ tín dụng, vẫn được tính là một khoản nợ cụ thể, thông thường bạn phải trả 5% trên tổng hạn mức thẻ tín dụng nếu đang sử dụng hạn mức tối đa.

Đối với hoạt động vay thế chấp thì chỉ số DTI sẽ linh hoạt hơn trong việc tính toán nếu khách hàng có nhiều nguồn thu khác như cho thuê nhà, thuê xe, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Ngược lại, nếu khách hàng vay vốn tín chấp tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính, tín dụng thì chỉ tính trong khuôn khổ lương chuyển khoản.

Ví dụ điển hình về cách tính DTI khi đi vay ngân hàng

Để minh họa rõ hơn về DTI là gì, cùng Cash24 tìm hiểu một ví dụ điển hình về cách tính DTI khi vay vốn tại ngân hàng.

Ví dụ: Anh A đang muốn vay vốn tín chấp số tiền 200 triệu, trả góp trong 36 tháng. Hiện tại, anh này đang có 1 khoản vay chưa hoàn tất thanh toán tại ngân hàng VPBank, số tiền còn nợ là 60 triệu, định kỳ mỗi tháng phải trả 3,5 triệu.

Bên cạnh đó, anh A cũng đang sử dụng thẻ tín dụng VPBank với hạn mức tín dụng là 50 triệu và sử dụng tối đa hạn mức. Anh A có thu nhập ở mức 20 triệu/tháng, nhận chuyển khoản ngân hàng. Và không có bất kỳ nguồn thu nhập nào khác.

Anh A vay vốn tại ngân hàng B, ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay tiền và bắt đầu tính toán giá trị chỉ số DTI. Vay 200 triệu, 36 tháng, mức lãi suất 1%/tháng. Mỗi tháng anh A cần trả một số tiền vào khoảng 7 triệu.

  • DTI = (3,5 triệu + 2,5 triệu + 7 triệu) / 20 triệu = 65%

Trong đó: 2,5 triệu được tính từ số tiền cần thanh toán cho thẻ tín dụng: 5% x 50 triệu = 2,5 triệu.

Theo quy định của ngân hàng X, nếu khách hàng có thu nhập ở mức 20 triệu thì chỉ số DTI không được vượt quá 60%. Ngân hàng sẽ đưa ra 2 đề xuất khác để hỗ trợ khách hàng:

  • Trước khi giải ngân, khách hàng phải hoàn tất thanh toán khoản vay tại ngân hàng VPBank
  • Kéo dài kỳ hạn từ 36 tháng lên 60 tháng

Danh sách ngân hàng áp dụng cách tính DTI khi vay

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều áp dụng cách tính DTI đối với các khoản vay tín chấp và cả thế chấp.

Trong đó phải kể đến một vài cái tên như Vietcombank, Sacombank ngay cả VPBank – 1 ngân hàng có những chính sách khá “thoáng” trong vay vốn cũng áp dụng tính DTI.

Đặc biệt, những ngân hàng như Shinhan, Citibank, Standard Chartered cũng không ngoại lệ mà còn  áp dụng gắt gao hơn.

1/ Ngân hàng Shinhan

ngan hang shinhan

Shinhan Bank mang đến cho khách hàng đa dạng các gói vay phù hợp với từng nhu cầu khác nhau.

Ưu đãi hấp dẫn về lãi suất các khoản vay tín chấp chỉ từ 18%/năm – 38%/năm theo dư nợ giảm dần. Bạn có thể vay các với khoản tiền lên đến 12 lần mức thu nhập trong kỳ hạn tối đa 48 tháng.

Ví dụ: Bạn đăng ký khoản vay tín dụng 60.000.000 VND, kỳ hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 18%/năm thì mỗi tháng khách hàng chỉ cần thanh toán trên dưới 5.500.000 VND.

2/ Ngân hàng Citibank

ngan hang citibank

Ngân hàng Citibank cũng là 1 cái tên không xa lạ, nhất là đối với khách hàng thường xuyên hoạt động trong ngành tài chính – ngân hàng.

Khi vay vốn tại Citibank khách hàng có thể nhận được khoản vay với hạn mức tối đa lên đến 600.000.000 VNĐ mà không yêu cầu tài sản thế chấp hay giấy tờ chứng minh mục đích.

3/ Ngân hàng Standard Chartered

Standard Chartered

Nhắc đến hạn mức hấp dẫn thì không thể bỏ qua cái tên Standard Chartered, bạn có thể vay vốn tối đa lên đến 1,3 tỷ đồng. Gấp 18 lần mức thu nhập hiện có chỉ với lãi suất cực kỳ ưu đãi 15%/năm.

Duyệt hồ sơ nhanh chóng, tư vấn nhiệt tình chăm sóc khách hàng chu đáo, thanh toán linh hoạt, lãi suất cạnh tranh hàng đầu thị trường. Đó là những gì có ở Standard Chartered khi khách hàng tiến hành vay vốn.

4/ Ngân hàng VPBank

vpbank

Như đã đề cập ở nội dung trên, VPBank được đánh giá là một trong những ngân hàng chính sách sách mở, hỗ trợ tối đa các nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Với đa dạng các gói vay: vay tín chấp, vay thấu chi, vay mua nhà đất, mua ô tô, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo,… Với mức lãi suất cực kỳ ưu đãi và kỳ hạn

5/ Ngân hàng TPBank

tpbank

Tương tư như VPBank, ngân hàng TPBank cũng cung cấp đa dạng các gói vay phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng, trong đó phải kể đến: vay tiêu dùng thế chấp, vay thấu chi tín chấp/thế chấp, vay kinh doanh, vay khởi nghiệp, vay mua nhà/xây sửa nhà,…

Các gói vay tại TPBank thường có hạn mức rất lớn, dao động từ 100.000.000 VND – 1 tỷ VND tùy vào khoản vay mà khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, mức lãi suất mà TPBank áp dụng lên các gói vay vô cùng “nhẹ nhàng” chỉ từ mức 5,9%.

Trên đây là sơ lược về các gói vay của một số ngân hàng mà khách hàng có thể tham khảo khi có nhu cầu vay vốn. Điều cần đặc biệt chú ý chính là những cái trên đây có áp dụng cách tính DTI khi đăng ký vay tiền. Tìm hiểu và tham khảo cẩn thận để đưa ra quyết định phù hợp nhé!

Kinh nghiệm giảm DTI dễ dàng vay, mở thẻ tín dụng hơn!

Một vài kinh nghiệm Cash24 gửi đến bạn để giảm chỉ số DTI đến mức thấp nhất giúp các khoản vay được dễ dàng thông qua, đơn giản hơn khi đăng ký mở thẻ tín dụng.

1/ Giảm số tiền góp hàng tháng

Cách đầu tiên bạn có thể áp dụng để giảm DTI chính là hoàn trả 100% khoản nợ còn tồn đọng hoặc cam kết tất toán khoản vay khi tiến hành giải ngân.

2/ Kéo dài thời gian thanh toán

Kéo dài thời gian thanh toán cũng là một giải pháp hữu hiệu để khách hàng giảm được chỉ số DTI. Khi thời gian trả nợ kéo dài, số tiền mỗi tháng phải thanh toán sẽ giảm đáng kể. Từ đó, kéo theo chỉ số DTI cũng giảm.

3/ Tăng thu nhập từ kinh doanh, lương đi làm công ty

Bên cạnh 2 giải pháp trên bạn cũng có thể áp dụng cách này tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian. Nếu khách hàng đăng ký vay thế chấp thì sẽ được “hợp thức hóa” các khoản thu nhập không chứng minh được của khách hàng.

Lời kết

DTI là thước đo để mọi ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính áp dụng để giảm thiểu rủi ro mất vốn đến mức thấp nhất nếu khách hàng không có khả năng trả nợ.

Không chỉ quyết định khách hàng có hoặc không được vay vốn mà cũng thể hiện năng lực tài chính thực tế của khách hàng.

Có thể thấy được, đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với ngân hàng và cả khách hàng trong quá trình vay vốn.

Mọi thắc mắc về chỉ số DTI cần được giải đáp khách hàng cứ để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với Cash24.

Đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh tài chính sẽ gửi đến bạn trong trả lời nhanh chóng nhất.