Fintech đang trở thành một hiện tượng mới nổi làm “chao đảo” lượng lớn khách hàng, mặc dù chỉ mới phát triển chưa lâu nhưng độ hot thì chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Có gì nổi bật ở Fintech? Fintech có tác động thế nào đến lĩnh vực tài chính nói chung, ngành ngân hàng nói riêng.
Cash24 sẽ cho bạn biết câu trả lời ở bài viết hôm nay!
Fintech là gì?
Thuật ngữ Fintech được ra đời bởi sự “giao thoa” giữa 2 thuật ngữ khác là Finance (Tài chính) + Technology (Công nghệ), hiểu đơn giản theo đúng nghĩa đen của nó chính là Công nghệ tài chính.
Để hiểu sâu sắc hơn về Fintech trước tiên chúng nói đến lần đầu tiên Fintech được nhắc đến trên thị trường vào năm 2008, sau khi cuộc cách mạng công nghệ trỗi dậy mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, thay đổi hầu hết cách thức hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng, của lĩnh vực tài chính trên toàn thế giới nói chung.
Dù đã ra đời từ khá lâu nhưng đến những năm gần đây khi công nghệ 4.0 có bước phát triển mang tính lịch sử thì Fintech lại được “hâm nóng” sự quan tâm từ đông đảo khách hàng.
Fintech là khái niệm thường được nhắc đến khi nói về các chuyển biến công nghệ trong lĩnh vực tài chính, cải tiến tài chính và giáo dục, ngân hàng, đầu tư và cả các lĩnh vực tiền tệ điện tử, điển hình là Bitcoin.
Công nghệ tài chính được hiểu là tổng hợp các sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng, quy trình,… mới của công nghệ được áp dụng vào thị trường tài chính.
Bằng một cách nào đó cụ thể, công nghệ tài chính giúp nâng cao hiệu suất, tối đa hiệu quả, đồng thời cải tiến chất lượng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nền kinh tế thời đại – áp dụng công nghệ 4.0, mọi giao dịch, mọi nhu cầu đều thực hiện dễ dàng, thuận tiện gấp nhiều lần khi đã có Fintech.
Hệ sinh thái Fintech là gì?
Người ta vẫn hay nhắc đến hệ sinh thái với ý nghĩa là một hệ thống to lớn với toàn bộ các “yếu tố” nào đó có mối liên kết với nhau.
Vậy hệ sinh thái Fintech là gì?
Hay có gì trong hệ sinh thái Fintech?
Đó là môi trường thuận lợi để nâng cao khả năng phát triển Fintech trên nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên các yếu tố: khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận vốn. Hệ sinh thái Fintech tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực:
- Trung gian thanh toán
- Vay trực tuyến
- Tài chính cá nhân
- Công nghệ bảo hiểm
- Điểm tín dụng
- Ngân hàng số
- Gọi vốn cộng đồng
Các nhóm đối tượng của Fintech là ai?
Trên thị trường tài chính, chúng ta vẫn thường bắt gặp 2 đối tượng chính bao gồm các định chế tài chính: ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính, đầu tư, chứng khoán,… và khách hàng.
Tuy nhiên, trong thị trường có Fintech, chúng ta có sự tham gia của 3 đối tượng bao gồm các định chế tài chính, khác hàng và các công ty Fintech, 3 đối tượng này có mối quan hệ liên kết chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
1/ Công ty Fintech
Đây là nhóm đối tượng bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên nghiên cứu, triển khai và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới đến với các “khách hàng” trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Khách hàng được nói đến có thể là các định chế tài chính hoặc khách hàng sử dụng cuối cùng các sản phẩm được cung cấp.
2/ Các định chế tài chính
Đây là nhóm đối tượng được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong 3 đối tượng của Fintech, bao gồm ngân hàng, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, công ty tài chính,…
Đối tượng này có mối quan hệ hợp tác sâu rộng nhất với các công ty Fintech, nắm giữ vai trò quyết định dường như phần lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, một phần là bởi các yếu tố công nghệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn và áp dụng vào hệ thống vận hành.
Các định chế tài chính có thể là bên đầu tư trực tiếp vào công ty Fintech, đầu tư trên nền tảng tài chính, nguồn nhân lực với mục đích nghiên cứu, áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống hoạt động, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các định chế tài chính, góp phần nâng cao vị thế lớn mạnh trên thị trường.
3/ Khách hàng
Nhóm đối tượng cuối cùng trong 3 đối tượng của Fintech, đây cũng chính là đối tượng mục tiêu chủ yếu mà các định chế tài chính quan tâm nhất. Nói cụ thể hơn, khách hàng là đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cuối cùng.
Khi công nghệ được áp dụng và quan tâm phát triển, các định chế tài chính sử dụng các công nghệ mới vào hệ thống vận hành nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh nổi bật nhằm chinh phục nhóm đối tượng khách hàng này, khách hàng vô tình trở thành đối tượng hưởng lợi nhiều nhất trong “vòng xoáy” tác động tuần hoàn giữa công ty Fintech, định chế tài chính và bản thân khách hàng.
Những nhóm sản phẩm chính của Fintech là gì?
Không chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền,… Bên cạnh đó, các dịch vụ có mức độ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), quản trị dữ liệu (Data Management), tiền tệ số (Crypto Blockchain),… cũng được cung cấp bởi Fintech.
Dựa trên đối tượng sử dụng, sản phẩm của Fintech được chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm 1: Đây là nhóm các công ty phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp đến họ các công cụ kỹ thuật số với mục đích nâng cao cách thức vay mượn, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp mới thành lập cũng như quản lý tiền bạc.
- Nhóm 2: Đây là nhóm các công ty hoạt động theo mô hình “bank-office” chuyên hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
Một số lĩnh vực liên quan đến Fintech
Áp dụng công nghệ hiện đại của Fintech vào hệ thống vận hành hoặc trong các sản phẩm cung cấp đến thị thường.
- Công nghệ Blockchain
- Tiền điện tử (Cryptocurrency), điển hình trong đó phải nhắc đến Bitcoin
- Ethereum: Một nền tảng khác của Blockchain, đây cũng là một nền tảng của loại tiền ảo phổ biến thứ 2 Ether (ETH).
- Hợp đồng thông minh: Được thực hiện bằng cách sử dụng các chương trình máy tính (thường là Blockchain) để tự động thực hiện các nghĩa vụ giữa người mua và người bán.
- Ngân hàng mở (open banking): Một khái niệm dựa trên Blockchain và các vị trí mà bên thứ ba cần có để truy cập vào dữ liệu ngân hàng nhằm xây dựng các ứng dụng tạo mạng kết nối của các tổ chức tài chính và nhà cung cấp bên thứ ba.
- Insurtech: Công nghiệp bảo hiểm, bằng việc áp dụng công nghệ vào hoạt động mua – bán bảo hiểm nhằm cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đến tay khách hàng đơn giản hơn, hiệu quả hơn.
- Regtech (regulator technology): Là loại hình công nghệ giúp các công ty dịch vụ tài chính tuân thủ chính xác các quy tắc trong ngành tài chính, đặc biệt là các quy định trong việc chống rửa tiền và chống gian lận thông qua những quy định về xác minh thông tin khách hàng của các tổ chức tài chính.
- Robo-advisors (người máy cố vấn Betterment): Một giải pháp mới dành cho người dùng trong lĩnh vực tài chính. Với việc sử dụng các thuật toán, người dùng được tư vấn và hỗ trợ đưa để ra những quyết định tài chính đang trăn trở nhằm giảm thiểu chi phí quản lý.
- Unbanked/ Underbanked: Đóng vai trò là “người kết nối” với mục đích phục vụ các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
- An ninh mạng: Tội phạm mạng đang có nguy cơ và dấu hiệu tăng mạnh trong những năm gần đây cũng như sự lưu trữ phi tập trung dữ liệu có diễn biến phức tạp. Do đó, an ninh trên không gian mạng và Fintech đã được kết hợp vào nhau để nâng cao hiệu quả, đạt được kết quả tốt nhất, góp phần nâng cao bảo mật trên không gian mạng.
Tác động của Fintech đến ngành tài chính đầu tư ra sao?
- Các kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng có bước chuyển đổi cực lớn. Không khó để nhận thấy rõ rệt sự thay đổi này bằng các kênh bán hàng qua Internet Banking, Mobile Banking, Tablet Banking, các nền tảng mạng xã hội, phát triển ngân hàng điện tử, giao dịch không giấy tờ, thủ tục,…
- Với khối lượng dữ liệu cực lớn (Big Data) giúp cho việc phân tích hành vi của khách hàng diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết. Thu thập các dữ liệu bên trong lẫn bên ngoài nhằm giảm thiểu chi phí, hỗ trợ tốt quá trình đưa ra quyết định, và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao giá trị cùng sự hài lòng từ tất cả khách hàng.
- Vai trò của các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng được đánh giá sẽ giảm dần trong nhiều năm tới khi xu hướng “không giấy tờ” sẽ trở nên phổ biến vì những sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Trong tương lai, thay vì cạnh tranh trong việc mở rộng mạng lưới chi nhánh thì cạnh tranh công nghệ tài chính sẽ được chú trọng nhiều hơn và diễn ra gay gắt hơn giữa các định chế tài chính.
- Thị phần có sự “phân chia mới”, phần lớn dành cho các công ty Fintech, chẳng hạn đồng tiền ảo Bitcoin – hệ thống tiền tệ mới có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở thời điểm hiện tại và hứa hẹn một sự bùng nổ lớn hơn trong tương lai. Một lĩnh vực không có quá nhiều chỗ đứng cho ngân hàng và các định chế tài chính phát triển.
- Thị trường lao động có sự chuyển biến lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng sẽ chứng kiến nhiều thay đổi, công nghệ dần thay đổi vai trò của lượng lớn nhân viên ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tổ chức tài chính,… Song song đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các điều kiện vừa có chuyên môn nghiệp vụ tài chính vừa am hiểu công nghệ thông tin sẽ gia tăng.
Fintech ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng
Sự phát triển mạnh mẽ của Fintech có ảnh hưởng trực tiếp vào ngân hàng thông qua việc mang đến nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực tài chính, đồng thời trở thành nỗi lo cho hình thức ngân hàng truyền thống.
Ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn các công ty tài chính với sự hỗ trợ Fintech bởi sự thuận tiện, giảm thiểu chi phí, khắc phục được hầu hết các hạn chế tồn tại của ngân hàng, công nghệ giúp các sản phẩm tài chính dễ đến gần với khách hàng hơn.
Các công ty tài chính áp dụng Fintech dường như đều đi trước 1 bước so với các ngân hàng vẫn sử dụng phương thức cũ.
Thanh toán dịch vụ bằng hình thức Fintech thông qua Internet Banking của ngân hàng. Tại thời điểm hiện tại, không chỉ có ngân hàng hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền online mà tất cả các ví điện tử, công ty tài chính và các lĩnh vực, ngành nghề khác cũng đã tạo nên những ứng dụng thanh tích hợp công nghệ mang nhiều ưu điểm vượt trội, nhanh chóng hơn.
Rủi ro của Fintech trong thời đại 4.0
Bên cạnh vai trò quan trọng cùng những tác động tích cực thì Fintech cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định trong thời đại 4.0
1/ Rủi ro chiến lược
Những quyết định sai lầm từ cấp quản lý có thể phát sinh những rủi ro đối với khoản thu nhập và vốn. Điều này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng ngày càng giảm sút, có thể gây ra các nguy cơ lớn nếu không có các biện pháp kịp thời.
Bên cạnh đó, các công ty tài chính/tổ chức tài chính trên thị trường có thể bị đe dọa về việc trước rủi ro thị phần bị thu hẹp, lợi nhuận giảm mạnh do ngày càng có nhiều tổ chức mới ra đời với mức chi phí cực rẻ và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
2/ Rủi ro thuê ngoài
Tại một số tổ chức tín dụng, mọi quy trình không phải đều được thực hiện trong duy nhất trong nội bộ mà đôi khi cần đến một bên khác ở một số quy trình, công đoạn nhất định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không rõ ràng về trách nhiệm cũng như quyền lợi dẫn đến các sự cố trong quá trình hoạt động.
3/ Rủi ro hoạt động
Fintech mang đến một bộ mặt hoàn toàn mới cho ngân hàng nhưng cũng từ đó làm hệ thống quản lý trở nên phức tạp hơn. Sau một thời gian hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng sẽ bắt đầu lỗi thời, có dấu hiệu xuống cấp.
Lúc đó, phải cần đến sự hỗ trợ bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp từ một bên thứ ba, không ai khác chính là Fintech. Điều này dẫn đến nhiều phát sinh không cần thiết, tăng tính phức tạp cho quá trình, giảm mức độ minh bạch trong các giao dịch, không đảm bảo tối đa độ bảo mật.
4/ Rủi ro an ninh mạng
Hoạt động trên môi trường mạng việc đối mặt với các rủi ro an ninh là là điều khó tránh khỏi. Khi sử dụng Fintech, các rủi ro như đánh cắp dữ liệu, thông tin riêng tư của khách hàng bị rò rỉ, các tài sản tài chính,… đều có thể bị đe dọa.
Kết luận
Từ những chia sẻ Fintech là gì? Tác động của Fintech? Các nhóm đối tượng của Fintech? của Cash24, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn Fintech – công nghệ tài chính với những tiện ích thông minh hỗ trợ người dùng trong nhiều nhu cầu cần thiết hằng ngày.
Việc biết thêm nhiều kiến thức sẽ giúp các bạn làm chủ được xu hướng, nắm bắt thị trường và thích nghi tốt với những thay đổi liên tục trong lĩnh vực tài chính.