Bạn đã từng nghe qua hình thức cho vay ngang hàng hay P2P Lending là gì hay chưa? Nếu đã có nghe dù là thoáng qua thì bạn có hiểu được ý nghĩa thực sự của nó?
Để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng nhất là trong lĩnh vực tài chính tín dụng, nhiều sản phẩm vay trực tuyến áp dụng P2P Lending hay cho vay ngang hàng cũng ra mắt thị trường từ đó.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết của nay của Cash24
Cho vay ngang hàng (P2P Lending) là gì?
Trong tiếng Anh, Peer-to-peer Lending hay P2P được hiểu là hình thức cho vay ngang hàng. Đây là mô hình cho vay được thực hiện giữa các cá nhân trên nền tảng công nghệ số.
Theo đó người đi vay – người đang có nhu cầu sử dụng nguồn vốn và người cho vay – người có nguồn vốn nhàn rỗi sẽ liên kết với nhau để thực hiện giao dịch vay tiền mà không cần thông qua ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào cả.
Hình thức cho vay ngang hàng là cơ hội để mọi người tiếp cận đa dạng các khoản đầu tư với lãi suất cao hơn tại ngân hàng.
Hình thức này được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, có hơn 40 doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình P2P Lending.
Đặc điểm của cho vay ngang hàng (P2P Lending)
- Nhà đầu tư dễ dàng tìm ra các lượng lớn khách hàng tiềm năng nếu có nền tảng P2P Lending
- Tối đa hóa mức lợi nhuận thu được so với các hình thức cho vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
- Các giao dịch vay tiền đều được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi với 100% thao tác trên nền tảng trực tuyến
- Nâng cao vai trò trung gian của các công ty P2P Lending trong việc kết nối giữa người cho vay và người có nhu cầu vay tiền
- Kết nối vay vốn giữa những người không hề quen biết, tạo cơ hội tiếp cận đa dạng giữa 2 bên
- Giúp những người có thu nhập thấp tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, với khoản vay nhỏ trong ngắn hạn
- Xử lý nhanh chóng các khoản thanh toán cho người vay tiền và chuyển các khoản thanh toán bao gồm cả lợi nhuận đến người cho vay
- Với hình thức online nhà đầu tư dễ dàng theo dõi, quan sát chi tiết sự phát triển lợi nhuận tạo ra từ khoản đầu tư đến người vay tiền
- Toàn bộ quy trình đều tuân thủ theo quy định của pháp luật
- Tiếp thị hiệu quả, tìm kiếm người cho vay và người có nhu cầu vay
- Xác định các thông tin, thu nhập và tài khoản ngân hàng của khách hàng để áp dụng cho quy trình cho vay ngang hàng
- Phát triển đa dạng các mô hình cho vay, trong đó có cho vay tín dụng thế chấp
- Đánh giá mức độ uy tín của người đi vay qua các kênh kiểm tra chuyên dụng.
Rủi ro của P2P Lending (Peer to Peer Lending) là gì?
Mặc dù P2P Lending – hình thức cho vay ngang hàng đã không còn xa lạ gì trên thị trường tín dụng nhưng hình thức này vẫn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn như:
- Các rủi ro về mặt pháp lý: Một vấn đề chưa được đưa ra bàn tán, thảo luận nhiều nhưng có thể khẳng định là hành lang pháp lý chưa có quy định cụ thể, rõ ràng, còn nhiều quốc gia vẫn chưa công nhận cho vay ngang hàng là một hoạt động hợp pháp, pháp luật Việt Nam cũng khá lỏng lẻo trong quy định đối với hình thức này.
- Các rủi ro về khả năng thanh toán hoặc có thể mất vốn: Các cá nhân tìm đến cho vay ngang hàng một bộ phận lớn đều có lịch sử tín dụng không tốt, chẳng hạn dính nợ xấu do đó đều bị từ chối bởi các đơn vị cho vay khác.
- Đồng nghĩa khả năng thanh toán của những đối tượng này thường không cao, khả năng mất vốn dễ xảy ra. P2P chỉ là nền tảng kết nối trung gian các hoạt động tín dụng không có bất kỳ bảo đảm an toàn nào cho khoản tiền vay.
- Các rủi ro về quá trình thanh khoản: Giao dịch vay vốn chỉ có thể chấm dứt khi đến kỳ hạn thanh toán, cả 2 bên đơn vị cho vay và người đi vay đều không thể dừng hợp động theo giữa chừng.
- Các rủi ro về hệ thống vận hành: Như đã nêu, cho vay ngang hàng P2P là hình thức được hoạt động trên nền tảng trực tuyến, các trường hợp lỗi hệ thống, sập hệ thống hoàn toàn có khả năng xảy ra rất cao. Do đó, khả năng mất hoàn toàn vốn vay là điều không thể lường trước được.
- Các rủi ro về đối tượng nặc danh: Mọi thủ tục vay vốn đều thực hiện qua hình thức online nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lợi dụng sơ hở này mà sử dụng thông tin giả để tiến hành vay vốn sau đó mất tích.
- Các rủi ro của hoạt động Ponzi trá hình: Với mật độ thành lập doanh nghiệp cho vay ngang hàng ngày càng nhiều tại các quốc gia. Các đối tượng xấu cũng lợi dụng thời cơ thành lập nhiều doanh nghiệp với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư này để đắp vào các kênh đầu tư khác.
Cách thức hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng
Nếu bạn chưa rõ về P2P Lending là gì hoặc hình thức cho vay ngang hàng là gì thì cùng chúng tôi xem qua cách thức hoạt động của mô hình này ngay sau đây.
Hoạt động của cho vay ngang hàng được thực hiện bằng giao dịch giữa người vay tiền và người cho vay thông qua công ty trung gian (dịch vụ cho vay ngang hàng) và mọi giao dịch đều được thực hiện 100% trên sàn giao dịch trực tuyến mà không cần trải qua các bước thẩm định hay xét duyệt như vay tại ngân hàng.
Có nhiều ưu điểm về tốc độ xử lý nhanh chóng với hình thức online nhưng vì thế cũng có rất nhiều rủi ro xảy ra do hình thức này khi người đi vay cũng như người cho vay không thể kiểm tra chính xác danh tính của đối phương.
Mô hình P2P Lending được hoạt động dưới hình thức vay tín chấp, vay thế chấp và chỉ cần mục đích vay vốn được pháp luật cho phép. Đối tượng cung cấp khoản vay có thể là vay tiêu dùng, vay doanh nghiệp nhỏ với mục đích chi tiêu, mua sắm, sửa chữa nhà hoặc vào các mục đích giáo dục.
Đa dạng các loại tài sản khi lựa chọn vay trả góp bằng hình thức P2P Lending. Từ các tài sản có giá trị như đồng hồ, xe ô tô, đá quý trang sức, xe máy đến các loại giấy tờ sở hữu tài sản như vay bằng hộ khẩu, vay tín chấp theo lương, vay bằng giấy đăng ký xe, vay theo hóa đơn điện nước.
Khách hàng cần trả một khoản phí nhất định cho công ty dịch vụ cho vay ngang hàng để tìm ra đối tượng cho vay và lựa chọn khách hàng cần vay vốn.
Ưu điểm và Nhược điểm của mô hình P2P Lending
1/ Đối với khách hàng (người đi vay)
Ưu điểm
- Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh chóng
- Lãi suất thấp hơn nhiều lần so với các hình thức vay tín dụng đen
- Tính minh bạch và độ bảo mật thông tin khoản vay và người đi vay ở mức cao
- Không yêu cầu cung cấp tài sản đảm bảo
- Có thể sử dụng nguồn vay vào đa dạng các mục đích khác nhau
Nhược điểm
- Lãi suất tương đối cao so với vay vốn tại ngân hàng
- Chỉ vay được một số tiền nhỏ trong ngắn hạn
- Thông tin của người đi vay dễ bị lộ
2/ Đối với nhà đầu tư (người cho vay)
Ưu điểm
- Nhận được mức lãi suất cao hơn tại các ngân hàng
- Đầu tư sinh lời với số vốn nhỏ, thu lợi trong thời gian ngắn
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư cá nhân
- Quản lý tốt rủi ro với nhiều hình thức cho vay khác nhau
- Nhận được sự tư vấn từ nhà cung cấp dịch vụ cho vay P2P Lending
- Công ty cho vay là cầu nối giúp kết nối hiệu quả người người cho vay và người vay tiền, đôi lúc còn là “người được ủy quyền” giúp thu hồi nợ cho nhà đầu tư.
Nhược điểm
- Do được thực hiện qua hình thức online nên khả năng mất vốn sẽ rất cao nếu người vay tiền sử dụng thông tin giả
- Mất trắng vốn nếu xảy ra các rủi ro do dịch vụ trung gian lỗi hệ thống, sập hệ thống
- Không có sự bảo hộ của pháp luật nên khó giải quyết khi xảy ra tranh chấp
- Thông tin cá nhân có thể bị tiết lộ
Thực trạng cho vay ngang hàng P2P tại Việt Nam
Trong năm 2014, một trong những thời điểm sôi động của ngành tài chính Việt Nam với sự ra đời của hàng loạt công ty tài chính, tổ chức tín dụng công nghệ ra đời.
Cũng trong cùng thời điểm đó, mô hình cho vay ngang hàng P2P nở rộ trên thị trường với sự hoạt động của hơn 40 doanh nghiệp.
Nổi bật với một vài cái tên như Tima, Fiin, Vaymuon, Robocash, Finizi… Trong số đó có đến 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số khác từ Indonesia, Singapore,..
Như Cash24 đã nêu ở những nội dung trên, hiện nay tại Việt Nam hàng lang pháp lý cho mô hình này vẫn chưa rõ ràng, không có các quy định ràng buộc cụ thể do đó dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó giải quyết nếu xảy ra tranh chấp.
Nhiều đơn vị xuất hiện các hoạt động biến tướng, các hành vi vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng,
Những hạn chế còn tồn tại trong mô hình cho vay ngang hàng P2P là: quảng cáo mơ hồ, không minh bạch về khoản vay, mức lãi suất cho vay, giới thiệu các ưu đãi phi thực tế nhằm thu hút khách hàng; không cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về các rủi ro có thể xảy đến với người cho vay và người đi vay trong kỳ hạn.
Kết luận
Không còn những thắc mắc như P2P Lending là gì hay cho vay ngang hàng là gì sau khi đã đọc xong bài viết hôm nay.
Với sự tiện lợi mà hình thức cho vay này mang lại nên nhiều khách hàng không đắn đo mà quyết định lựa chọn để kiếm một khoản lợi nhuận nếu là người cho vay và sử dụng nguồn vốn để giải quyết vấn đề tài chính nếu là người đi vay.
Trước khi quyết định sử dụng hình thức này khách hàng cần tìm hiểu cẩn thận về các đối tác, đánh giá chi tiết các rủi ro và cân nhắc thật kỹ lưỡng nhé.
Hy vọng những chia sẻ từ kinh nghiệm tín dụng của Cash24 sẽ giúp bạn đưa ra quyết định vay vốn hợp lý.